Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Trái Cam Sành


 

 

Tam Bình với hàng trăm khu vườn rộng mênh mông chuyên trồng cam. Nổi tiếng nhất là loại cam sành ở Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc. Cam ở đây lai giống từ Bến Tre, trồng rất lâu đời, nhưng thời gian qua cũng có giai đoạn cây bị bệnh vàng lá, chết sạch. Sau này, người dân Vĩnh Long ở Tam Bình trồng cam lai. Cam trồng chủ yếu tại các xã có chung loại đất thịt là Trà Côn, Tân Mỹ, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hòa…

Hiện nay, kinh nghiệm mô hình trồng cam có thu hoạch cao là xen canh ba tầng : cam sành trồng xen dưới tán cây cóc. Mùa nắng, cóc che mát cho cam, lá cam không bị khô cháy, mất sức, trái cam không bị nám vàng. Dưới tán cam lai trồng măng cụt (cây chịu bóng râm). Đến khoảng chừng 10 năm, lúc cây cam tàn thì cũng là lúc thu hoạch măng cụt. Một nhà vườn là ông Nguyễn Văn Hưng ở Trà Côn có 1.000 cây cam, mùa thứ tư thu 15 tấn trái. Ông cho rằng, trồng cam chiết từ cây tốt trong vườn, 10 năm vẫn còn tươi tốt. Hoặc như vườn cam của ông Huỳnh Văn Các ở ấp Trà Ngoa, xã Trà Côn (Trà Ôn) đã thu gần 280 triệu đồng từ 0,68 ha cam sành ở mùa thứ tư. Những nơi như xã Nhơn Bình, Hòa Bình, Thiện Mỹ (Trà Ôn) có nhiều vườn cam sành tươi tốt liên tục cho trái. Vườn cam sành tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ – Tam Bình trồng theo mô hình : cóc – cam – măng cụt thì riêng cam cho nhiều tấn trái với giá 20 triệu đồng/ tấn (27).
Đặc biệt, ngoài loại cam sành, cam mật, vườn cam Trà Ôn, Tam Bình ở Vĩnh Long còn có loại cam xoàn nổi tiếng thơm ngọt. Thân cam xoàn vững chãi, chịu được giông to gió lớn, không nhiễm bệnh gì, lại cho trái đều đặn. Ở tuổi 10 – 15 năm, cây vẫn còn tráng kiện, sung sức, trái sai và to. Cam này màu xanh nhạt, da láng, mỏng, dưới đít có dạng như đồng xu, trái cam xoàn đúng vóc (chưa chín) ăn đã ngọt, nhưng cam càng chín lại càng ngọt hơn (28).

 TS Phan Thị Yến Tuyết - Theo sách Tìm hiểu Văn hóa Vĩnh Long


 Cam sanh Bình với hàng trăm khu vườn rộng mênh mông chuyên trồng cam. Nổi tiếng nhất là loại cam sành ở Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc. Cam ở đây lai giống từ Bến Tre, trồng rất lâu đời, nhưng thời gian qua cũng có giai đoạn cây bị bệnh vàng lá, chết sạch. Sau này, người dân Vĩnh Long ở Tam Bình trồng cam lai. Cam trồng chủ yếu tại các xã có chung loại đất thịt là Trà Côn, Tân Mỹ, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hòa…
 Hiện nay, kinh nghiệm mô hình trồng cam có thu hoạch cao là xen canh ba tầng : cam sành trồng xen dưới tán cây cóc. Mùa nắng, cóc che mát cho cam, lá cam không bị khô cháy, mất sức, trái cam không bị nám vàng. Dưới tán cam lai trồng măng cụt (cây chịu bóng râm). Đến khoảng chừng 10 năm, lúc cây cam tàn thì cũng là lúc thu hoạch măng cụt. Một nhà vườn là ông Nguyễn Văn Hưng ở Trà Côn có 1.000 cây cam, mùa thứ tư thu 15 tấn trái. Ông cho rằng, trồng cam chiết từ cây tốt trong vườn, 10 năm vẫn còn tươi tốt. Hoặc như vườn cam của ông Huỳnh Văn Các ở ấp Trà Ngoa, xã Trà Côn (Trà Ôn) đã thu gần 280 triệu đồng từ 0,68 ha cam sành ở mùa thứ tư. Những nơi như xã Nhơn Bình, Hòa Bình, Thiện Mỹ (Trà Ôn) có nhiều vườn cam sành tươi tốt liên tục cho trái. Vườn cam sành tại ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ – Tam Bình trồng theo mô hình : cóc – cam – măng cụt thì riêng cam cho nhiều tấn trái với giá 20 triệu đồng/ tấn (27).
 Đặc biệt, ngoài loại cam sành, cam mật, vườn cam Trà Ôn, Tam Bình ở Vĩnh Long còn có loại cam xoàn nổi tiếng thơm ngọt. Thân cam xoàn vững chãi, chịu được giông to gió lớn, không nhiễm bệnh gì, lại cho trái đều đặn. Ở tuổi 10 – 15 năm, cây vẫn còn tráng kiện, sung sức, trái sai và to. Cam này màu xanh nhạt, da láng, mỏng, dưới đít có dạng như đồng xu, trái cam xoàn đúng vóc (chưa chín) ăn đã ngọt, nhưng cam càng chín lại càng ngọt hơn (28).

 TS Phan Thị Yến Tuyết - Theo sách Tìm hiểu Văn hóa Vĩnh Long
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét